Tìm hiểu nguyên nhân quảng cáo Google Ads không hiển thị

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Khi bạn đầu tư vào quảng cáo trực tuyến trên Google Ads, mục tiêu của mình luôn là đạt được một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch quảng cáo chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, có thời điểm mà bạn có thể phát hiện rằng quảng cáo của bạn đang gặp sự cố: chúng không hiển thị khi người dùng tìm kiếm các từ khóa mục tiêu của bạn. Điều này có thể khiến bạn tự hỏi "Tại sao quảng cáo Google Ads không hiển thị?"

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá và giải quyết vấn đề này bằng cách đi sâu vào các nguyên nhân thường gặp mà quảng cáo Google Ads có thể không hiển thị. 

Thanh toán chưa thành công

Khi bạn sử dụng thanh toán tự động trên tài khoản Google Ads của mình, Google sẽ tự động tính phí bạn dựa trên ngưỡng tiền bạn đã thiết lập hoặc theo hình thức trả tiền hàng tháng sau khi bạn đã sử dụng dịch vụ.

Nếu tài khoản thanh toán của bạn không đủ tiền để chi trả cho chiến dịch hoặc thẻ tín dụng/ghi nợ bạn đã sử dụng gặp sự cố, Google Ads sẽ tạm dừng quảng cáo của bạn.

=> Để giải quyết vấn đề này, bạn cần kiểm tra lại thông tin thanh toán, đảm bảo rằng thẻ của bạn đang hoạt động và có đủ tiền để chi trả chiến dịch quảng cáo. 

Giá thầu quá cao hoặc quá thấp 

Khi bạn đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) quá cao cho từ khóa, bạn sẽ cạnh tranh với các quảng cáo khác trong cuộc đấu giá quảng cáo. Nếu giá thầu của bạn vượt quá ngân sách thì quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị cho các truy vấn phù hợp với từ khóa đó. 

Nếu giá thầu của bạn quá thấp so với các đối thủ, quảng cáo của bạn có thể không cạnh tranh và không xuất hiện trong vị trí mong muốn trên trang kết quả tìm kiếm.

Google Ads ưu tiên hiển thị quảng cáo có giá thầu cao hơn và có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Để tìm giá thầu phù hợp cho từ khóa trong tài khoản Google Ads, trình mô phỏng đấu giá là một công cụ hữu ích để dự đoán và hiểu cách giá thầu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất quảng cáo trên Google Ads. Trình mô phỏng đấu giá cho phép bạn thử nghiệm các giá thầu khác nhau và dự đoán cách chúng có thể ảnh hưởng đến vị trí quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, và chi phí.

Tài khoản bị tạm dừng, bị xóa hoặc từ chối

Đôi khi, bạn hoặc Google có thể tạm dừng quảng cáo trong chiến dịch. Điều này có thể xảy ra khi bạn muốn dừng quảng cáo tạm thời hoặc khi có sự vi phạm chính sách quảng cáo cần được giải quyết.

Ngoài ra, quảng cáo của bạn không hiển thị có thể do các nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch tương ứng chứa những quảng cáo đó đã bị xóa. Nếu thật nó đã bị xóa, bạn phải thiết lập lại chiến dịch từ đầu.

Để kiểm tra xem liệu bạn có vô tình tạm dừng hoặc xóa bất kỳ phần nào trong tài khoản của mình hay chưa, chỉ cần truy cập mục "Lịch sử thay đổi". Tại đây, bạn có thể xem các thay đổi đã được thực hiện đối với tài khoản của mình và tùy chọn để lọc theo Trạng thái.

Nếu bạn chắc chắn rằng quảng cáo của mình không bị tạm dừng, hay bị xóa mà vẫn không hiển thị thì có thể do: Google có các chính sách quảng cáo nghiêm ngặt và có thể từ chối quảng cáo nếu nó vi phạm các quy tắc và hướng dẫn của họ. Lý do từ chối có thể bao gồm vi phạm về nội dung, hình ảnh, hay các yếu tố khác trong quảng cáo.

Khối lượng tìm kiếm từ khóa quá thấp

Khối lượng tìm kiếm thấp nghĩa là có rất ít người tìm kiếm hoặc không đủ người tìm kiếm từ khóa hoặc cụm từ cụ thể mà bạn đã chọn cho chiến dịch quảng cáo. Điều này, khiến quảng cáo của bạn không đủ điều kiện để hiển thị. 

Khi Google nhận thấy rằng, từ khóa bạn nhắm đến có khối lượng cực thấp, thì nó sẽ làm cho từ khóa đó tạm thời không hoạt động trong tài khoản của bạn. Một khi, khối lượng tìm kiếm từ khóa đó tăng lên, thì nó sẽ kích hoạt quảng cáo có từ khóa đó.

Tuy nhiên, việc chờ đợi khối lượng tìm kiếm tăng lên không phải là ý hay, thay vào đó ta nên nghiên cứu từ khóa khác bằng các công cụ như: Google Keyword Planner, SEMrush, Ahrefs,... để tìm từ khóa có khối lượng tìm kiếm lớn hơn. 

Từ khóa phủ định của bạn đang phủ định các từ khóa đang hoạt động

Từ khóa phủ định được sử dụng để loại trừ quảng cáo của bạn khỏi các tìm kiếm mà bạn không muốn xuất hiện. Nếu quảng cáo Google không hiển thị, có thể là do bạn có từ khóa phủ định hủy bỏ các từ khóa đang hoạt động.

Ví dụ: 

Bạn sử dụng từ khóa quảng cáo ”máy tính xách tay dell”. Tuy nhiên, bạn không cung cấp dịch vụ sửa chữa máy tính, nên bạn phủ định đối sánh rộng “sửa chữa máy tính dell”. Thì từ khóa phủ định sẽ đè lên từ khóa chính,

Vì vậy, để tránh ghi đè lên từ khóa chính, bạn nên sử dụng đối sánh chính xác cho từ khóa phủ định, như [sửa chữa máy tính dell].

Ngân sách quá thấp

Ngân sách của chiến dịch quảng cáo là số tiền bạn đã thiết lập để chi trả cho quảng cáo trực tuyến trong một khoảng thời gian nhất định. Khi ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách kỳ hạn đã định của bạn đã bị tiêu hết, quảng cáo sẽ ngừng hiển thị cho tất cả các tìm kiếm còn lại trong khoảng thời gian đó.

Ví dụ: 

Bạn đặt ngân sách hàng ngày là 400,000đ. Vào một ngày cụ thể, chiến dịch của bạn đã tiêu hết ngân sách trong vòng 6 giờ do sự tăng cầu vào ngày đó. Khi đó, quảng cáo của bạn sẽ ngừng hiển thị cho phần còn lại của ngày, và bạn sẽ mất cơ hội tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.

Cách khắc phục: Điều chỉnh thời gian hiển thị quảng cáo sao cho nó tập trung vào các khoảng thời gian có lượng tìm kiếm cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu và công cụ trong Google Ads để xác định những khoảng thời gian có hiệu suất tốt nhất cho chiến dịch của bạn.

Tài khoản bị tạm ngưng 

Tài khoản bị tạm ngưng xảy ra khi bạn vi phạm các quy tắc và chính sách quảng cáo của Google. Nguyên nhân cụ thể có thể bao gồm việc sử dụng từ khóa cấm, quảng cáo sản phẩm không phù hợp, hoặc vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện các bước sau:

Kiểm tra lý do tạm ngưng, nếu có thì bạn sửa các vi phạm hoặc điều chỉnh quảng cáo để tuân thủ chính sách của Google. Nếu bạn không rõ về lý do tại sao tài khoản của bạn bị tạm ngưng, bạn có thể liên hệ với Google Ads Support để được hỗ trợ, hướng dẫn kháng cáo và lấy tài khoản về.

Nhóm quảng cáo không bao gồm các từ khóa cùng chủ đề 

Nhóm quảng cáo trong tài khoản Google Ads có hai thành phần là: từ khóa và quảng cáo. Các từ khóa và quảng cáo nằm trong cùng một nhóm quảng cáo được gắn với nhau để tạo sự liên quan và khớp chính xác giữa chúng trong chiến dịch quảng cáo. 

Từ khóa và quảng cáo sẽ tham gia vào phiên đấu giá quảng cáo của Google mỗi khi có một người dùng thực hiện một truy vấn tìm kiếm.

Khi người dùng thực hiện một truy vấn tìm kiếm trên Google, hệ thống quảng cáo của Google sẽ tự động kết hợp từ khóa trong nhóm quảng cáo của bạn với truy vấn tìm kiếm của họ. Điều này tạo ra một phiên đấu giá quảng cáo, trong đó quảng cáo của bạn cạnh tranh với các quảng cáo khác để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Hiệu suất của bạn trong phiên đấu giá quảng cáo phụ thuộc vào mức độ liên quan của quảng cáo với truy vấn của người dùng. Khi mức độ liên quan càng cao, thì thứ hạng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm trả tiền của bạn càng cao. 

Các từ khóa trong nhóm quảng cáo liên quan chặt chẽ với nhau thì quảng cáo của bạn sẽ liên quan đến kết quả truy vấn của người dùng. 

Nội dung quảng cáo không được tối ưu hóa

Quảng cáo không được tối ưu nghĩa là mẫu quảng cáo của bạn chưa đủ liên quan hoặc phản ánh chính xác truy vấn tìm kiếm của người dùng, điều này khiến Google không hiển thị quảng cáo của bạn cho kết quả tìm kiếm tương ứng. Tối ưu hóa quảng cáo là một phần quan trọng để đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo của bạn hiệu quả và có khả năng thu hút khách hàng tiềm năng.

Tối ưu hóa quảng cáo để xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm có trả tiền là đảm bảo rằng từ khóa chính hoặc cụm từ từ nhóm từ khóa của bạn xuất hiện trong nội dung quảng cáo. Điều này giúp tạo sự khớp chính xác và liên quan với tìm kiếm của người dùng, Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn cho truy vấn tương ứng.

Trang đích không phù hợp

Khi mẫu quảng cáo của bạn hứa hẹn một trải nghiệm hoặc sản phẩm cụ thể, nhưng khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ được đưa đến một trang đích không có thông tin hoặc sản phẩm tương ứng.

Trang đích không liên quan có thể gây thất vọng cho người dùng và làm giảm chất lượng trải nghiệm của họ. Điều này không chỉ khiến quảng cáo hoạt động kém hiệu quả trong phiên đấu giá quảng cáo không hiển thị, mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và hiệu suất tổng thể của chiến dịch quảng cáo.

Hãy đảm bảo rằng trang đích mà quảng cáo của bạn đưa người dùng đến là liên quan và cung cấp thông tin hoặc sản phẩm mà quảng cáo đã hứa hẹn. Hãy kiểm tra xem trang đích có chứa từ khóa chính hoặc nội dung liên quan không và đảm bảo rằng nó tương thích với mẫu quảng cáo của bạn. 

Tổng kết

Tìm hiểu về nguyên nhân quảng cáo Google Ads không hiển thị là bước quan trọng trong việc duy trì và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của bạn trên nền tảng này. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy luôn kiểm tra và giám sát chiến dịch của mình, đảm bảo rằng tất cả các yếu tố đều hoạt động một cách hiệu quả. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu suất tốt nhất.

Bài viết liên quan

07777.360.67