CHIẾN LƯỢC SEO - DỰ TÍNH THỜI GIAN, KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNH CẦN THIẾT ĐỂ LÊN TOP GOOGLE

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Trong thời đại công nghệ số, hầu hết khách hàng nhờ vào công cụ tìm kiếm để giải quyết nhu cầu. Trong khi đó, SEO là kỹ thuật đưa thông tin sản phẩm, dịch vụ… của bạn vào công cụ tìm kiếm. Cùng với Google Adwords, SEO cũng được xem là một trong những hình thức Marketing online rất được ưa chuộng cho các cá nhân và doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu và phát triển kinh doanh trên Internet. Khi quyết định lựa chọn dịch vụ SEO, ngoài vấn đề tài chính, thời gian để thu được kết quả cho chiến dịch cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các khách hàng. Bài viết sau đây Tivatech sẽ bật mí chiến dịch SEO thu được hiệu quả, cùng tham khảo nhé. 

Mất bao lâu để website lên top tìm kiếm của Google? 

Quá trình đưa từ khóa lên top trên công cụ tìm kiếm thực sự là một hành trình phức tạp và đa chiều. Thời gian để từ khóa của bạn lên top trên công cụ tìm kiếm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cạnh tranh từ khóa, mức độ tối ưu hóa của trang web, chất lượng và lượng liên kết và nhiều yếu tố khác nữa. Và thậm chí cả thuật toán của công cụ tìm kiếm đều ảnh hưởng đến thời gian mà từ khóa đó có thể lên top.  

Trong một số trường hợp, từ khóa có thể lên top trong vài tuần nếu chúng ít cạnh tranh và trang web đã được tối ưu hóa tốt. Tuy nhiên, các từ khóa có cạnh tranh cao và yêu cầu công việc liên kết mạnh mẽ hơn có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí cả năm để đạt được kết quả mong muốn. 

Điều quan trọng là không chỉ tập trung vào việc đưa từ khóa lên top mà còn là duy trì vị trí đó và tiếp tục cải thiện chiến lược SEO của bạn để đối phó với sự thay đổi trong thuật toán của công cụ tìm kiếm và sự cạnh tranh từ các đối thủ. Điều quan trọng là kiên nhẫn và liên tục cải thiện chiến lược SEO của bạn. 

Kế hoạch công việc SEO theo tiêu chuẩn 

Tại sao cần lập kế hoạch SEO? 

Khi triển khai bất kỳ chiến dịch nào thì việc lập kế hoạch là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Một bản kế hoạch đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu cụ thể, cách thức triển khai, những khó khăn sẽ gặp phải,...Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp để giúp chiến lược SEO đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời dựa vào bản kế hoạch các phòng ban liên quan có thể thống nhất cách thức triển khai và phối hợp một cách nhịp nhàng với nhau. Qua đó giảm thiểu được tối đa tình trạng bất đồng quan điểm khi dự án chính thức đi vào triển khai. 

Kế hoạch SEO tổng quát nhất chia theo tháng

Tháng thứ 1: Nghiên cứu và phân tích SEO. Sau đó xây dựng chiến lược SEO và lên kế hoạch chi tiết tối ưu Website. 

Từ tháng 2 - 3: Chăm sóc “sức khỏe Website” để trở thành Website uy tín theo luật của Google. 

Từ tháng 4 - 6: Giai đoạn này các chỉ số bắt đầu tăng trưởng. Bạn phải thường xuyên cập nhật nội dung chất lượng, đẩy “Top” từ khóa, theo dõi và đánh giá thứ hạng cũng như lượt Traffic. 

Từ tháng 7 - 9: Giai đoạn tăng tốc mạnh cần phải Update nội dung mới, mở rộng chủ đề, theo dõi và tối ưu Website lần 2, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tiến hành SEO Offpage 

Từ tháng 10 - 11: Giai đoạn tối ưu Content, chuyển đổi và đánh giá chất lượng Traffic. 

Từ tháng 12 trở đi: Duy trì kế hoạch SEO ổn định, thường xuyên kiểm tra đánh giá và tối ưu những phần chưa tốt. 

Quy trình triển khai dự án SEO nhằm thăng hạng website trên Google hiệu quả 


 

Bước 1: Phân tích Website 

Đây là bước làm rất quan trọng để xác định được hiện tại website của bạn đang ở đâu so với các đối thủ khác. Khi phân tích website, bạn cần phải chia nhỏ mọi thứ để tìm hiểu, đưa ra các nhận định và đánh giá về toàn bộ website một cách chi tiết. Cụ thể, bạn cần: 

  •  Phân tích xem website mình có đặc điểm như thế nào?  
  • Web được xây dựng với mục đích gì?  
  • Tình hình content ra sao?....  

Nói chung, bạn càng phân tích chi tiết, càng hiểu rõ về website của mình thì càng thuận thiện cho việc seo sau này. 

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích từ khóa 

Từ khóa là một cụm từ mà người dùng sẽ gõ trực tiếp vào ô tìm kiếm của Google, tức từ khóa là những nội dung mà người dùng đang quan tâm. Trong rất nhiều trường hợp không phải bạn chỉ cần lượng truy cập lớn đến website mà còn phải đúng đối tượng truy cập mình mong muốn. Việc phân tích các từ khóa sẽ giúp bạn tìm được những từ khóa có giá trị. Điều này sẽ mang lại hiệu quả khi thực hiện các bước tiếp theo của quy trình SEO website một cách hiệu quả. 

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Khi biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ thì chúng ta có thể có những chiến lược khác nhau sao cho phù hợp. 
Có thể thấy rằng, làm SEO là “giành” thứ hạng với các đối thủ đang đứng top. Khi biết được chính xác đối thủ của mình là ai và họ đang có cách SEO web lên top google như thế nào thì bạn mới có thể xây dựng được kế hoạch để vượt qua đối thủ một cách nhanh nhất. 

 Bước 4: Tối ưu Onpage dựa vào phân tích website 

Ở bước đầu tiên, chúng ta đã thực hiện việc phân tích website và đây là lúc để bạn thể hiện sự khác biệt của người biết cách làm seo web hiệu quả. Một khi đã hiểu đúng về website của mình thì bạn mới có được hướng đi chính xác. 
Cũng như một sản phẩm đem bày bán ngoài thị trường, để thu hút khách hàng một cách lâu dài thì chất lượng sản phẩm phải là điều được đặt lên hàng đầu. Đối với quy trình SEO cũng vậy, bước tối ưu onpage, tức là tối ưu trong trang web của mình là điều bạn phải làm trước khi “quảng bá” nó đến với người dùng. 

Bước 5: Tối ưu hóa cấu trúc website và nội dung 

Google luôn muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Do đó, nếu trang web của bạn có cấu trúc website và nội dung thân thiện thì sẽ được công cụ tìm kiếm này đánh giá cao. Trong các cách chạy SEO hiệu quả hiện nay thì dường như vấn đề này luôn được quan tâm đặc biệt bởi tầm quan trọng của nó. 

  • Đối với cấu trúc website, bạn cần chú ý đến các thẻ như: Meta, link, liên kết, hình ảnh… Bên cạnh đó, một trang web có bố cục rõ ràng, hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt chắc chắn sẽ được Google ưu tiên hơn cả. 
  • Đối với nội dung của web, để tối ưu bạn cần để từ khóa xuất hiện trong nội dung một cách thích hợp, tốt nhất là duy trì ở mật độ từ 5-10%.  Ngoài ra, bạn cũng đừng quên việc cập nhật nội dung trên trang web của mình một cách thường xuyên. 

Bước 6: Submit website lên các công cụ tìm kiếm 

Đây là việc bạn làm để “thông báo” với Google về sự xuất hiện của một trang web mới. Một khi Google đã biết về sự tồn tại của website thì những người sử dụng công cụ tìm kiếm này mới có thể biết và trở thành khách truy cập các thông tin trên web của bạn. 
 

 Bước 7: Xây dựng Backlink (liên kết) 

Backlink là những liên kết từ những trang web khác trỏ về web của bạn. Những trang web đó càng chất lượng thì hiệu quả của việc đi backlink càng cao. Nếu trang web của bạn có những backlink chất lượng thì đồng nghĩa với việc thứ hạng của bạn trên Google sẽ được cải thiện một cách đáng kể. 

Đây là công việc cũng đòi bạn phải bỏ nhiều thời gian tương tự như việc xây dựng nội dung cho website. Hãy tưởng tưởng rằng, mỗi backlink chính là một “phiếu bầu” dành cho trang web của bạn. Do đó, bạn nên đầu tư đúng mức đối với việc xây dựng các liên kết cho dù bạn có sử dụng cách SEO từ khóa nào đi chăng nữa. 

 Bước 8: Quảng bá Website 

Để website của bạn được nhiều người biết đến, có nhiều lượt ghé thăm thì việc quảng bá rộng rãi bằng nhiều cách khác nhau là việc làm vô cùng cần thiết.  Bạn có thể sử dụng Email Marketing, quảng bá trên các trang mạng xã hội hay tham gia các diễn đàn… Tùy thuộc vào trang web của bạn có nội dung như thế nào, đối tượng bạn nhắm đến là ai để chọn hình thức quảng bá website thích hợp và hiệu quả. 

Kết luận 

Để nâng cao vị trí của một trang web trên công cụ tìm kiếm Google không phải là điều đơn giản. Biết về SEO là một chuyện, triển khai nó trên thực tế lại là một câu chuyện khác. Tuy nhiên, hiểu rõ về quy trình SEO sẽ là nền tảng để bạn tích lũy những kinh nghiệm hữu ích, giúp việc SEO được hiệu quả. 

Bài viết liên quan

07777.360.67